TL hướng dẫn cập nhật: Liệu pháp Testosterone trong hội chứng thiếu Androgen
Tài liệu hướng dẫn bệnh nhân này dựa trên hướng dẫn điều trị hội chứng thiếu androgen trên lâm sàng xuất bản lần đầu tiên vào năm 2006 và vừa được cập nhật lại năm 2010.
Hội chứng thiếu androgen là tập hợp các triệu chứng và dấu chứng của thiếu hormone nam (thiếu testosterone). Hướng dẫn này tóm tắt lại những thông tin mấu chốt trong chẩn đoán, chăm sóc và điều trị hội chứng thiếu androgen trên lâm sàng, cũng như những lợi ích và nguy cơ mà liệu pháp testosterone mang lại. Hướng dẫn này không nhằm khuyến khích những trường hợp muốn bổ sung testosterone để cải thiện sức mạnh cơ bắp, cải thiện vóc dáng cường tráng hay ngăn ngừa quá trình lão hóa. FDA không chấp thuận việc sử dụng testosterone cho những mục đích trên vì có thể gây hại cho cơ thể.
1. Dấu chứng và triệu chứng của hội chứng thiếu Androgen ở đàn ông?
Nguyên nhân thường gặp nhất của hội chứng thiếu Androgen là do giảm nồng độ Testorterone trong máu, bao gồm:
- Giảm hoặc mất khả năng sinh hoạt tình dục (giảm libido)
- Rối loạn dương cương
- Giảm số lượng tinh trùng và vô sinh
- Vú to nam giới.
- Giảm sinh lực
- Dễ cáu gắt, mất tập trung hoặc tính tình thay đổi khác thường.
- Phừng mặt (xảy ra khi testosterone giảm rất thấp). Khi testosterone giảm nặng và kéo dài sẽ làm rụng lông tóc, giảm khối lượng cơ, giảm mật độ xương (loãng xương) và teo tinh hoàn
2. Mục tiêu của điều trị Testosterone nhằm
- Cải thiện và duy trì nam tính.
- Cải thiện khả năng và chất lượng của hoạt động tình dục
- Tăng cường sinh lực và cảm giác vui sống
- Cải thiện và duy trì khối lượng và sức mạnh cơ bắp
- Duy trì và cải thiện khối lượng xương
3. Làm sao để chẩn đoán giảm testosterone?
Việc chẩn đoán hội chứng thiếu Androgen bao gồm:
(1) Có những dấu chứng hoặc triệu chứng gợi ý tình trạng thiếu testosterone.
(2) Nồng độ testosterone máu buổi sáng thấp hơn ngưởng bình thường (nên đo lập lại ít nhất 2 lần)
4. Quy trình chẩn đoán hội chứng thiếu Androgen
a. Hỏi kỹ bệnh sử và tiền căn
- Tuổi bắt đầu dậy thì.
- Những bệnh lý quan trọng đã được chẩn đoán hoặc tình trạng suy dinh dưỡng
- Dùng các thuốc có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng giảm testosterone máu, ví dụ: thuốc giảm đau opiate (methadone...), các kháng viêm mạnh họ steroid (dexamethasone...)
- Những trở ngại trong sinh hoạt tình dục
- Những biến cố bất kỳ nào xảy ra trong cuộc sống
- Tiền căn gia đình với những vấn đề tương tự
- Những thay đổi gần đây về ngực và thể hình
- Những chấn thương tinh hoàn
Damage to or shrinkage of the testicles
b. Thăm khám thực thể
- Phân bổ lượng lông tóc trên cơ thể (vùng nách và mu)
- Tình trạng vú to hoặc tăng cảm
- Kích thước và độ mềm của tinh hoàn
- Kích thước dương vật
c. Định lượng nồng độ testosterone trong máu
- Thông thường nồng độ testosterone trong máu dao động từ 300 –1.000 ng/dL, có thể thay đổi chút ít tùy vào chuẩn của từng phòng xét nghiệm.
- Khuyến cáo nên lấy máu vào buổi sáng (khoảng 7-8 giờ sáng là lúc hormone này tiết ra cao nhất)
- Nên tạm hoãn việc định lượng testosterone trong trường hợp bệnh nhân đang bị ốm, suy dinh dưỡng hoặc đang dung một số thuốc ức chế tiết testosterone tạm thời. Khuyến cáo nên chờ đợi bệnh nhân hồi phục sức khỏe sau đợt bệnh cấp tính hoặc sau khi ngưng các thuốc ảnh hưởng đến kết quả testosterone máu.
- Nếu kết quả thấp, nên lập lại ít nhất một lần nữa để khẳng định tình trạng thiếu androgen thực sự.
Lưu ý: Một số thuốc rất quan trọng trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến có thể làm giảm testosterone và tăng nguy cơ mệt mỏi, suy nhược, gãy xương, bệnh tim mạch và đái tháo đường.
5. Những ai cần đến liệu pháp testosterone?
Khuyến cáo liệu pháp testosterone chỉ nên áp dụng cho nam giới có các biểu hiện lâm sàng của thiếu androgen và giảm nồng độ testosteron máu thực sự (nghĩa là đã loại trừ tình trạng giảm testosterone máu do sử dụng các testosterone ngoại sinh)
6. Những ai không cần đến liệu pháp testosterone?
Liệu pháp testosterone không được khuyến cáo trong trường hợp bệnh nhân có thể gặp những ảnh hưởng không tốt với testosterone, bao gồm:
• Nam giới đã được chẩn đoán ung thư vú hoặc ung thư tiền liệt tuyến
• Những bệnh nhân chưa được đánh giá cẩn thận nguy cơ ung thư tiền liệt tuyết trước khi sử dụng, nhưng có:
- Thăm trực tràng thấy có bướu tiền liệt tuyến, hoặc
- Nồng độ PSA (prostate specific antigen) máu > 4ng/mL, hoặc
- PSA > 3ng/mL ở người nam nguy cơ cao bị ung thư tiên liệt tuyến do có tiền căn gia đình
• Những người nam với:
- Tình trạng đa hồng cầu.
- Hội chứng ngưng thở lúc ngủ chưa điều trị
- Phì đại tiền liệt tuyết lớn gây rối loạn đi tiểu chưa được điều trị.
- Suy tim mất bù hoặc suy tim chưa được kiểm soát.
• Những người nam muốn có con cần lưu ý đến khả năng giảm số lượng tinh trùng sau khi sử dụng liệu pháp testosterone.
7. Mục tiêu điều trị của liệu pháp testosterone là gì?
- Mục tiêu chính của liệu pháp testosterone là làm tăng nồng độ testosterone máu trong khoảng thấp đến trung bình của giới hạn bình thường.Tùy vào các tiêu chí lâm sàng cần cải thiện mà việc điều trị sẽ khác nhau giữa từng bệnh nhân cụ thể. Các ví dụ về mục tiêu cần đạt khác nhau bao gồm: cải thiện và duy trì các đặc điểm nam tính (giọng trầm, ngực nở, lông mu) hay cải thiện và duy trì khả năng hoạt động tình dục, khả năng cương, sức mạnh cơ bắp và khối lượng xương…
Bác sĩ sẽ giúp người bệnh đạt mục tiêu điều trị bằng cách nào?
Bác sĩ có thể kê toa cho người bệnh dùng testosterone bằng nhiều dạng:
- Tiêm bắp (Sustanon 250®…): thường mỗi 2 tuần
- Miếng dán: dán da mỗi ngày
- Dạng gel: thoa da mỗi ngày.
- Dạng thuốc viên ngậm (buccal tablet ): 2 lần mỗi ngày
- Dạng cấy implant dưới da
8. Theo dõi điều trị, bao gồm
- Thăm khám trực tràng, xét nghiệm nồng độ PSA và Hematocrit máu: nên đo trước khi bắt đầu liệu pháp testosterone và sau đó kiểm tra lại nếu có bất thường.
- Nếu nồng độ testosterone đã đạt giới hạn bình thường, cần kiểm tra lại vào những thời điểm khác nhau trong suốt quá trình điều trị.
- Tái khám mỗi 3 tháng để bác sĩ điều trị đánh giá lại đáp ứng với điều trị testosterone cũng như các phản ứng phụ có thể gặp phải.
- Thăm trực tràng, đo PSA, Hematocrit máu là cần thiết vào lần tái khám sau 3 tháng bắt đầu điều trị. Sau khi tái khám theo dõi định kỳ cho kết quả đáp ứng điều trị và dung nạp thuốc tốt, có thể lập lại kiểm tra mỗi năm.
- Những người nam bị loãng xương hoặc tiền căn gãy xương không do chấn thương, cần đo mật độ xương cột sống và xương hông (BMD) sau 1 hoặc 2 năm điều trị testosterone.
9. Người bệnh cần làm gì để hỗ trợ quá trình điều trị?
Để nhanh chóng đạt đến mục tiêu điều trị, ngoài việc dùng thuốc theo toa, người bệnh còn nên liên lạc thường xuyên với bác sĩ điều trị, cũng như duy trì một nếp sống khỏe mạnh, bao gồm một chế độ dinh dưỡng cân đối và đủ chất song song với tập luyện thể dục mỗi ngày. Cụ thể như sau:
- Người bệnh nên thường xuyên trao đổi với bác sĩ điều trị (cách hay nhất là qua thư điện tử) về các triệu chứng đã được cải thiện hoặc những trở ngại, tác dụng phụ của thuốc, cũng như những mong muốn riêng tư của mình. Điều này rất quan trọng để bác sĩ nắm đầy đủ thông tin trong suốt quá trình điều trị và đưa ra những điều chỉnh toàn diện và kịp thời.
- Người bệnh cần được hướng dẫn cách nhận biết tác dụng phụ của từng loại testosterone có thể gặp phải.
- Cuối cùng để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, người bệnh không quên duy trì một nếp sống khỏe mạnh bằng chế độ dinh dưỡng cân đối, hạn chế rượu bia, kiêng thuốc lá, cũng như tập luyện thể dục thường xuyên nhằm giảm bớt mỡ thừa và giảm bớt những áp lực trong cuộc sống.
BS. TRƯƠNG DẠ UYÊN
Chuyên Khoa Nội Tiết - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
Tài Liệu Tham khảo
1. Bhasin S, Cunningham GR, Hayes FJ, et al. Testosterone therapy in adult men with androgen deficiency syndromes: An Endocrine Society clinical practice guideline. J Clin Endocrinol Metab, June 2010.
2. Shalender Bhasin, MD Alvin M. Matsumoto, MD. Patient Guide to Testosterone Therapy in Adult Men with Androgen Deficiency Syndromes. Endocine news, June 2010.
Tin mới
Các tin khác
- Đánh giá kết quả điều trị co rút gân gót bằng PP phẫu thuật làm dài gân
- Chọn Lựa Phương Pháp Điều Trị cho BN Sỏi Ống Mật Chủ Kèm Sỏi Túi Mật
- Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan nghi do nhiễm kí sinh trùng
- Nghiên cứu Hiệu quả điều trị bệnh nha chu lên khả năng kiểm soát đường huyết
- Điều trị Nhiễm Helicobacter Pylori 2010