Mối liên hệ giữa thừa cholesterol và bệnh tim mạch
“Truy tìm” thủ phạm chính của bệnh tim mạch
Nhận thấy bệnh lý tim mạch là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu trên thế giới và không ngừng gia tăng trong cộng đồng, các nhà khoa học đã tập trung truy tìm căn nguyên chính của nó. Hàng loạt các công trình nghiên cứu được công bố từ những năm 1970 đã chứng minh thừa cholesterol chính là thủ phạm chính gây ra hàng loạt các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.
Những nghiên cứu dịch tễ học đều đưa đến kết luận: tình trạng tử vong và thương tật do bệnh động mạch vành (ĐMV) tỷ lệ thuận với tỷ lệ tăng cholesterol của cộng đồng. Năm 1970, một nghiên cứu nổi tiếng của Keys và các cộng sự trên 7 quốc gia sau Thế chiến II cho thấy, người Nhật và các dân tộc ở Địa Trung Hải ăn ít mỡ bão hòa, mức cholesterol máu thấp và tỷ lệ tử vong do bệnh ĐMV cũng thấp; trong khi người Phần Lan và Mỹ có mức thừa cholesterol cao và tỷ lệ tử vong do bệnh ĐMV cũng cao.
Điều đáng nói là trong các nghiên cứu tiếp theo vào những năm 1970, những người Nhật di cư sang Mỹ có chế độ ăn nhiều chất béo nên có mức cholesterol cao và tỷ lệ tử vong do bệnh ĐMV tăng hơn hẳn. Một nghiên cứu của Goldstein tiến hành năm 1973 về rối loạn lipid máu ở 500 người mắc bệnh nhồi máu cơ tim cho thấy mức cholesterol ở họ cực cao so với tỷ lệ này ở người bình thường. Trong khi đó, một công trình khảo sát trên 10.000 người từ năm 1948 đến nay tại Mỹ cho kết quả là những người có mức cholesterol trong máu cao đều có nguy cơ cao về bệnh ĐMV.
Những kết quả nghiên cứu đã “truy” ra cholesterol đúng là “thủ phạm” chính của các bệnh lý tim mạch.
Tác động của cholesterol tới tim mạch
Cholesterol di chuyển từ gan vào máu đến những cơ quan khác nhau của cơ thể bằng những phương tiện được gọi là phân tử mỡ đạm (lipoprotein). Có 2 loại mỡ đạm, được các bác sĩ ví von như 2 chuyến xe buýt ngược chiều: Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) chở cholesterol từ gan đến cung cấp cho tế bào; ngược lại Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) di chuyển trong máu với nhiệm vụ chuyên chở những cholesterol dư thừa về lại lá gan để cất giữ.
Theo GS-TS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, tỷ lệ cholesterol cao, đặc biệt là LDL, rất nguy hiểm. Bởi khi đó, HDL bị “quá tải”, không kham nổi công việc và dẫn đến tình trạng cholesterol thừa nằm lại trong mạch máu, tạo thành các mảng bám trên thành động mạch, làm hẹp đường lưu thông của máu, gây ra bệnh xơ cứng động mạch. Nếu chúng làm nghẽn mạch máu dẫn lên tim thì sẽ gây ra nhồi máu cơ tim, còn làm nghẽn đường máu lưu thông lên não sẽ gây ra đột quỵ, tai biến mạch máu não…
Giảm cholesterol để giảm nguy cơ tim mạch
Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy giảm cholesterol giúp giảm đến 30% nguy cơ tim mạch, chính vì thế, Hội Tim mạch nước này đã đề ra Chương trình giáo dục kiểm soát cholesterol tầm quốc gia. Ngoài Mỹ, hiện nay rất nhiều nước khác cũng kêu gọi cộng đồng kiểm soát tốt lượng cholesterol trong máu để đẩy lùi nguy cơ tim mạch. Song song đó, không ít công trình nghiên cứu tập trung tìm ra biện pháp giảm cholesterol tự nhiên mà không dùng thuốc.
Gần đây, các nghiên cứu tại Mỹ, Nhật và Ấn Độ đã công bố Gamma Oryzanol (GO), vi chất tự nhiên trong lớp màng gạo, có khả năng giúp giảm cholesterol thừa bằng cách ngăn chặn ruột hấp thu cholesterol từ thức ăn và do gan tiết ra, sau đó đào thải chúng ra khỏi cơ thể.
Nghiên cứu quan trọng này đang được áp dụng vào việc chiết xuất dầu màng gạo có chứa GO. Hiện nay trên thế giới có khá nhiều nhãn hiệu dầu màng gạo nổi tiếng như King-Rice Bran Oil (Thái Lan), California Rice Oil (Mỹ), Alfa One-Rice Bran Oil (Anh.)... Tại Việt Nam, mới đây người tiêu dùng cũng được biết đến dầu màng gạo Chin-su. Sản phẩm này được trích ly 100% từ màng hạt gạo, có GO hàm lượng 3.330 ppm, hàm lượng được các nghiên cứu khoa học chứng minh là chuẩn, giúp giảm cholesterol thừa trong máu.
Tin mới
Các tin khác
- Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Hội chứng thực bào tế bào máu
- Cập nhật điều trị Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển
- Kháng tiểu cầu kép không tối ưu trong ngăn ngừa đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
- Các Thuốc Mới được chính thức công nhận Trong Điều Trị Tăng Áp Động Mạch Phổi
- Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị Biến chứng thận do tiểu đường