Thực trạng toàn cầu về bệnh lao

Lao là bệnh truyền nhiễm và lây qua không khí. Đây là bệnh của sự nghèo đói chủ yếu tác động tới những người trẻ ở lứa tuổi lao động. Phần lớn các ca tử vong do lao là ở các nước đang phát triển.

Năm 2009, có 1,7 triệu người chết vì lao (bao gồm 380.000 phụ nữ), trong đó 380.000 người có HIV, tương đương với 4.700 ca tử vong mỗi ngày. Tỷ lệ tử vong do lao đã giảm xuống 35% kể từ năm 1990 và số ca tử vong cũng đang giảm. Lao nằm trong số 3 nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Năm 2009, có 9,4 triệu ca nhiễm lao mới (bao gồm 3,3 triệu phụ nữ), trong đó 1,1 triệu ca là người có HIV. Tỷ lệ mắc ước tính trên toàn cầu năm 2009 giảm xuống 137 ca/100.000 dân sau đỉnh điểm năm 2004 là 142 ca/100.000 dân. Tỷ lệ này vẫn đang giảm nhưng rất chậm.

Trên toàn cầu, số người điều trị thành công đạt mức cao nhất là 86% vào năm 2008. Kể từ năm 1995, 41 triệu người đã điều trị thành công và tới 6 triệu người được cứu sống nhờ DOTS và Chiến dịch Ngăn chặn Lao. Năm 2009, 5,8 triệu trường hợp lao được thông báo qua các chương trình DOTS. Trong số 22 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao, 13 quốc gia đang trên đà tiến tới Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ năm 2015 và 12 quốc gia đang trên đà đạt được các mục tiêu Hiệp lực Ngăn chặn Bệnh lao năm 2015. Năm 2009, 1,6 triệu bệnh nhân lao biết được tình trạng nhiễm HIV của họ so với 1,4 triệu ca năm 2008, với tỷ lệ xét nghiệm HIV cao nhất của bệnh nhân lao ở châu Âu (86%), châu Phi (53%) và châu Mỹ (41%). Ở 55 quốc gia, bao gồm 16 nước châu Phi, có ít nhất 75% số bệnh nhân lao biết được tình trạng HIV của họ.

Năm 2009, 37% số bệnh nhân lao có HIV dương tính được điều trị kháng retrovirus và 75% bắt đầu điều trị phòng ngừa với cotrimoxazol. Lao kháng đa thuốc (MDR-TB) là một thể lao khó điều trị, chí phí điều trị cao và không đáp ứng với các thuốc hàng đầu chuẩn. Ước tính 440.000 ca nhiễm MDR-TB mới trong năm 2008 và 150.000 ca tử vong do MDR-TB. Ước tính năm 2009 có 3,3% số ca nhiễm lao mới là MDR-TB. Năm 2010, khảo sát lớn nhất về MDR-TB của WHO đã ghi nhận tỷ lệ cao nhất của MDR-TB, với đỉnh điểm lên tới 28% số ca nhiễm lao mới tại một số cơ sở y tế của Liên bang Sô-viết cũ. Nhiều quốc gia đã triển khai các kế hoạch tập trung vào MDR-TB, nhưng đáp ứng toàn cầu vẫn chưa đủ. Lao kháng thuốc rộng (XDR-TB) xảy ra khi kháng với các thuốc hàng thứ 2 phát triển trên MDR-TB. Các trường hợp XDR-TB đã được xác nhận ở 58 quốc gia.

MINH THÚY. CIMSI
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}

Theo WHO